Tại sao phải đưa bán dẫn vào cống hộp

Với anh em thiết kế và thi công, chắc không còn lạ gì với bản dẫn cống hộp nhưng chưa chắc mọi người đã biết vì sao phải đưa bản dẫn vào cống hộp? tai sao lại phải thiết kế cống hộp có vai? Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc của bạn

Sự cố lún đường dẫn sau mố cầu xảy ra hầu như khắp nơi, kể cả Việt Nam và các nước phát triển. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một điều là ở các nước phát triển sự cố này xảy ra với mức độ bé hơn và thời gian cũng lâu hơn chứ không xảy ra ngay trong những năm đầu tiên như vài dự án ở nước ta. Việc xuất hiện lún lệch nhỏ giữa mặt cầu và mặt đường là không thể tránh được nhưng làm sao để không ảnh hưởng lớn đến điều kiện khai thác của công trình cầu là một vấn đề cần được quan tâm thích đáng.

Ở các nước phát triển, một ví dụ điển hình là Hoa Kỳ đã có rất nhiều đề tài tập trung phân tích các nguyên nhân với các điều tra sâu rộng và kỹ lưỡng, thực hiện bởi các chuyên gia có uy tín, các trường Đại học và các Cơ quan quản lý giao thông. Sau các đề tài này, hệ thống tiêu chuẩn thiết kế và các bản vẽ điển hình đã được cập nhật lên mạng để giúp các Kỹ sư tránh / giảm thiểu tác hại của vấn đề này.

Ở Việt nam, vấn đề này đang là một chủ đề được tranh luận khá nhiều trên các diễn đàn kỹ thuật, nhưng rất tiếc là cho đến nay vẫn chưa có một Hướng dẫn chi tiết về thiết kế và thi công cho hạng mục quan trọng này, được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền, để tạo hành lang pháp lý cho các Kỹ sư Thiết kế, các Chủ đầu thư, các Kỹ sư quản lý dự án và tư vấn giám sát, các Nhà thầu thi công thực thi trong các dự án cụ thể.

Chúng ta thường dễ nhận biết hiện tượng nẩy xe ở đường dẫn vào các cầu cả mới lẫn cũ, tuy nhiên gần đây qua một loạt tuyến quốc lộ mới và đường cao tốc, cũng dễ dàng nhận thấy các điểm nẩy xe khi đi qua các cống hộp lớn, các hầm chui dân sinh. Ví dụ điển hình có thể chỉ ra trên các dự án như tuyến Hà Nội – Cầu Giẽ ở phía Bắc, tuyến tránh Vĩnh Điện, Tuy Hòa ở miền Trung, dự án đường Nguyễn Hữu Cảnh ở miền Nam….

Vấn đề này hiện nay cũng khá nóng bỏng vì với các tuyến mới, nhất là các tuyến đường cao tốc, sẽ có rất nhiều cống chui dân sinh được thiết kế và lắp đặt để đảm bảo an toàn giao thông, và vấn đề độ bằng phẳng tại các vị trí này sau một thời gian khai thác sẽ rất quan trọng đối với toàn tuyến đường. Chúng ta ít ai biết rằng một trong các nguyên nhân dẫn đến việc Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước từ chối nghiệm thu Dự án đường Hà Nội-Cầu Giẽ là do độ bằng phẳng không đạt yêu cầu do lún không đều và phần lớn là tại các vị trí qua cống hộp chui dân sinh.

Do vậy hiện nay trên nhiều Dự án Giao thông và hạ tầng, tại các vị trí cống hộp khẩu độ lớn, đa số là cống chui dân sinh, thường có các thảo luận về sự cần thiết phải thiết kế bản chuyển tiếp / bản dẫn hai đầu cống. Về vấn đề này hiện nay cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau:

1. Luôn cần có bản dẫn đầu cống hộp để đảm bảo êm thuận, tránh hiện tượng nảy xe đầu cống
2. Với chiều dày đắp trên cống (kể cả chiều dày kết cấu mặt đường) trên 1m, không cần bản dẫn
3. Với chiều dày đắp trên cống (kể cả chiều dày kết cấu mặt đường) trên 2m, không cần bản dẫn

Ngay cả kích thước của bản dẫn cũng vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0916 990 785